Tủ bếp Minh Kiệt

MINH KIỆT
  • Tin tức trong ngày

    Nam Định có nhiều ngành nghề nổi tiếng


    Nam Định là vùng đất đa nghề. Cùng với sản xuất nông nghiệp từ lâu, các làng nghề ở các huyện đã tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống cộng đồng làng xã.

    “Ai về Nam Định quê tôi,
    Một lần ghé đến… để rồi xuyến xao.
    Nam Định có bến đò Chè – Có tàu, Ngô Khách, có nghề ươm tơ”.


    Những làng nghề truyền thống của vùng đất Nam Định vẫn phát triển hàng ngày.


    Nghề nấu phở


    Tại xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực có đến tận 3 làng nghề làm phở Ở đây làm phở là lâu đời nhất, nhiều nhất và món phở bò cũng là độc nhất vô nhị. Phở Cồ tức phở của dòng họ Cồ là nổi tiếng nhất nhưng ở Đồng Sơn các họ khác nấu phở cũng rất khéo, góp phần xây dựng và gìn giữ thương hiệu phở gia truyền Nam Định.

    Nghề mộc

    Những người thợ làng nghề với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ đã chạm khắc nên những sản phẩm gỗ mỹ nghệ đa dạng, tinh xảo với những nét hoa văn độc đáo, hình ảnh tứ linh, hoa lá, mây áng đầy nghệ thuật…

    Họ còn sáng tạo ra những công trình kiến trúc đẹp, bề thế là các di tích lịch sử – văn hóa. Ngành nghề này kiếm được cả trăm triệu mỗi tháng lời lãi.

    Nghề trồng cây cảnh

    Nghề trồng hoa, cây cảnh ở Hải Hậu cũng phát triển mạnh với rất nhiều làng nghề nổi tiếng. Thu nhập từ cây cảnh đã mang lại sự ấm no cho hàng trăm hộ dân trong xã.

    Nhiều hộ đã làm giàu từ cây cảnh, trở thành tỷ phú và được tôn vinh.

    Nghề lưới chấp

    Ngư dân Hải Triều đã học hỏi và cải tiến lưới đánh cá mới, chất lượng tốt hơn để phục vụ khai thác nguồn lợi hải sản.

    Nghề đan lưới chấp ở Hải Triều vừa giúp người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống vừa mang đến niềm vui, tiếng cười và sự gắn kết người dân trong làng, xã.

    Nghề nước mắm

    Mắm làng Gòi nổi tiếng từ xa xưa. Làng Gòi tức làng Sa Châu thuộc xã Giao Châu, huyện Giao Thủy. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của nước mắm Sa Châu là trong địa bàn tỉnh và một số tỉnh kế bên như Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình.

    Mắm làng Gòi sánh như mật ong, trong tựa hổ phách, hương thơm, vị mặn ngọt dù ăn với cơm trắng cũng thấy ấm lòng.

    Nghề nấu rượu

    Rượu ở Tổng Kiên Lao, huyện Xuân Trường có vị thơm, cay ngọt, trong như nước suối rất hấp dẫn người thưởng thức.

    Ngày nay làng chỉ còn một số gia đình nấu rượu để tự phục vụ địa phương. Làng nghề rượu nhưng chẳng mấy người nghiện thức uống này, người dân Kiên Lao rất chăm chỉ và sáng tạo, họ đã sản xuất ra những sản phẩm cơ khí xuất khẩu đi nhiều nước châu Âu.

    Nghề nón lá

    Làng nghề nón lá thuộc xã Nghĩa Châu, huyện Nghĩa Hưng. Người làm nón phải là người tài hoa, khéo léo, kiên trì, đôi tay thoăn thoắt và có óc thẩm mỹ cao mới có thể làm ra những chiếc nón vừa bền vừa đẹp. Đây có thể là món quà cho các du khách gần xa.

    Nghề đèn ông sao

    Làng Báo Đáp thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực. Đây là làng nghề duy nhất và lâu đời nhất làm đèn ông sao ở Việt Nam. nghề làm đèn ông sao đã trở thành nghề phụ của cả làng Báo Đáp trong mỗi dịp Tết Trung thu sắp về. Dù nghề chỉ làm trong vỏn vẹn hai tháng trong năm nhưng sự rực rỡ lung linh của những chiếc đèn là minh chứng cho sức sống của làng nghề truyến thống này.

    Nghề mây tre đan

    Làng thuộc xã Nam Tiến, huyện Nam Trực. Ở nơi đây, từ các cụ già đã ngoài bảy mươi đến những đứa trẻ mới lên mười đều có thể thoăn thoắt đan tre, thế nên nghề đã phát triển hàng trăm năm nay.

    Thường những người đàn ông sẽ đảm nhiệm việc chẻ nan, uốn cạp, nứt mây và hun còn người già, trẻ em và phụ nữ sẽ đan phên và đem ra chợ bán. Ở đây thường có câu truyền miệng "Thúng Thạch Cầu đứng đầu thiên hạ" cũng là có lý do.

    Nghề ươm tơ

    Xưa có câu: "Nam Định có bến đò Chè - Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ". Làng tơ Cổ Chất thuộc xã Phương Định, huyện Trực Ninh từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa.

    Tơ thương phẩm được xuất đi các vùng dệt lụa như làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội) và xuất khẩu sang cả Lào, Campuchia, Thái Lan.

    Nghề đúc đồng

    Làng đúc đồng Tống Xá, thuộc xã Yên Xá, Vạn Điểm, Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên. Các sản phẩm truyền thống của làng là lư đồng, tượng đồng, đồ lưu niệm được sử dụng trong đời sống hàng ngày mà lại có tính nghệ thuật cao.

    Nghề sơn mài

    Làng sơn mài Cát Đằng thuộc xã Yên Tiến, huyện Ý Yên. Trải qua bao thăng trầm, làng nghề sơn mài này vẫn đang được gìn giữ và phát triển.

    Các đồ trang trí trong cung đình Huế, Hà Nội xưa hầu hết là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng làm ra.

    Nghề làm miến

    Làng làm miến, bánh đa thôn Phượng thuộc xã Nam Dương, huyện Nam Trực. Ở đây từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm miến, bánh đa, đến năm 2013, làng đã được nhận giấy chứng nhận làng nghề truyền thống.

    Thị trường tiêu thụ miến, bánh đa của làng đã lan rộng từ Hà Nội, Thái Bình, Hải Phòng, Sơn La,... cho tới một số tỉnh phía Nam.

    Nghề làm kèn Tây

    Làng kèn Tây Phạm Pháo, thuộc xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ lâu đã nức tiếng trên dải dất hình chứ S với nghề làm kèn đồng hay còn gọi là "nghề làm kèn Tây". Đây là làng nghề làm kèn Tây duy nhất tại Việt Nam.

    Nghề nặn tò he

    Từ bàn tay khéo léo và sự tâm huyết, những người nặn tò he thôn Hà Dương, xã Hoàng Nam, huyện Nghĩa Hưng đã “biến” thứ bột nặn thành những sản phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo, đa sắc màu.

    Tò he từ một đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân nơi đây.

    Nghề làm muối

    Từ lâu, Nam Định đã nổi tiếng với những cánh đồng muối rộng tít tắp chạy dọc bờ biển Hải Hậu. Cánh đồng muối Hải Hòa, huyện Hải Hậu mang lại thu nhập cho người dân nơi đây. Diêm dân làm muối theo phương pháp phơi cát để cho ra được lượng muối nhạt, giảm độ mặn gây ảnh hưởng sức khỏe.

    Gìn giữ và phát triển các làng nghề truyền thống trong cuộc sống hiện đại không chỉ là giải pháp để Nam Định phát triển kinh tế, tạo việc làm nâng cao đời sống cho người lao động mà còn mang một ý nghĩa hết sức quan trọng là gìn giữ nét đẹp văn hóa của quê hương.

    Nằm ở trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng; tỉnh Nam Định có tiềm năng, lợi thế rất lớn chưa được khai thác hết cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là: Lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, được đào tạo cơ bản, có chất lượng cao.

    Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông mới được đầu tư khá đồng bộ. Hạ tầng điện lực có công suất nằm trong Top dẫn đầu cả nước, luôn sẵn sàng đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Vùng kinh tế biển của tỉnh rất giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ và hạ tầng đô thị.

    Theo Thời Đại

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    tủ bếp

    Post Bottom Ad

    Vận chuyển hàng hóa