Bản Giốc - thác nước xuyên biên giới
Cao Bằng không chỉ nổi tiếng bởi các địa danh lịch sử như suối Lê Nin, hang Pác Bó mà nơi đây còn được thiên nhiên ban tặng cho thác Bản Giốc hùng vĩ được đánh giá là thác nước xuyên biên giới lớn thứ 2 trên thế giới, nằm giữa biên giới Việt – Trung. Không chỉ vậy, du lịch Cao Bằng còn thu hút du khách bởi những địa danh mang đậm tính lịch sử.
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc), đường biên giới dài trên 333 km, phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp như thác Bản Giốc – thác nước hùng vĩ nhất Đông Nam Á, động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen và nhiều di tích lịch sử văn hóa giá trị… Non nước Cao Bằng đậm đà bản sắc văn hoá các dân tộc. Từ khi thành lập tỉnh đến nay đã trả qua những giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển mang dấu ấn sâu sắc.
ĂN GÌ KHI DU LỊCH CAO BẰNG, THÁC BẢN GIỐC?
Bánh áp chao
Món ăn được nhiều người Cao Bằng và du khách rất mê. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm. Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.
Cá Trầm Hương nướng
Đây là loài cá ngon trứ danh ở thác Bản Giốc. Gọi là cá trầm hương bởi loài cá này thường ăn rễ, lá mục của cây trầm hương mọc ven sông Quây Sơn và Bắc Vọng. Chính vì vậy thịt chúng ngon hơn nhiều loại cá nào khác, khi ăn có thể cảm nhận được vị trầm.
Món ngon nhất từ loài cá trầm hương là nướng, vì giữ nguyên được mùi vị của cá, khiến người sành ăn cũng phải trầm trồ. Cá bắt từ sông, làm sạch, mổ bụng rồi nhét thêm một vài loại rau, gia vị như hành, thì là, ớt... vào bên trong, bọc qua bằng lớp lá chuối rồi cho lên bếp than nướng. Khi chín, cá tỏa mùi thơm nức. Gỡ miếng cá chấm cùng chút nước mắm nguyên chất, cảm nhận vị thơm ngây ngất, phảng phất vị trầm khiến bạn sẽ nhớ mãi.
Bánh trứng kiến
Là một trong những món bánh độc đáo của người Tày vùng núi Đông Bắc, Cao Bằng. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hằng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.
Nguyên liệu chính để làm bánh trứng kiến chính là trứng non của kiến làm nhân bánh, bột nếp nương và lá non của cây vả bọc bên ngoài. Trứng kiến sau khi rửa sạch sẽ được bắc lên chảo phi với hành khô. Muốn nhân ngon hơn người ta còn cho thêm một ít thịt lợn băm, lạc rang rã nhỏ và một ít kiệu thái nhỏ trộn thêm.
Bánh cuốn
Bánh cuốn Cao Bằng đặc biệt nhất ở nước dùng. Không như người miền xuôi, chấm bánh vào nước mắm chua ngọt, người Cao Bằng nhúng bánh cuốn trong thứ nước dùng ninh từ xương ngọt ngào. Cũng bởi lẽ đó nên nhiều người cũng gọi bánh cuốn Cao Bằng là bánh cuốn canh, để phân biệt với loại bánh cuốn chấm nước mắm của người miền xuôi.
Nước canh ninh từ xương lợn từ tối hôm trước, nên khi chan ra bát là thấy rõ hương tủy xương thơm lựng, ngọt lịm. Mỗi bát nước dùng lại được thêm vào vài thìa thịt băm nhuyễn, rắc chút hành hoa mỡ màng mà mướt mát.
Vịt quay 7 vị
Để có được món vịt quay 7 vị ngon ngoài khâu tẩm ướp, chọn 7 loại gia vị đặc biệt, vịt quay phải là vịt cỏ, thịt phải chắc, sáng lông, nặng khoảng 1,8kg đến 2kg. Nếu vịt quá to, béo sẽ nhiều mỡ, thịt dai ăn không ngon. Sau khi làm sạch, bỏ nội tạng bên tron, người ta nhúng nhanh qua nước sôi cho thịt săn lại.
Gia vị cho món ăn này gồm có 7 vị là bí quyết riêng của người Tày sống ở phía Đông của tỉnh Cao Bằng mới có. Gia vị sẽ được tẩm ướp dồn vào bên trong bụng, rồi dùng lạt dẻo khâu bụng vịt lại để giữ nước. Sau khi nhúng qua nước sôi, ở bên ngoài sẽ được rưới thêm một lớp mật ong. Theo chia sẻ của người dân nơi đây, cách này sẽ giúp thịt mềm, có vị ngọt đậm, da không bị khô khi nướng lên than hồng.
Than nướng vịt được trộn giữa than củi nỏ thì thịt mới không bị ám khói. Thịt chín có vị ngọt, mềm, không bở, không dai, cắn một miếng nhỏ nhai chậm rãi bạn sẽ cảm nhận được vị béo của dầu ăn, vị ngọt của miệng thịt và mật ong hòa quyền vào nhau, làm tan chảy vị giác của bạn.
Xôi trám
Cây trám được trồng ở rất nhiều các tỉnh miền núi phía Bắc với óc sáng tạo của người dân nơi đây đã cho ra rất nhiều món ngon từ thứ quả này mà không đâu sánh được như: kho, sốt, làm mứt…cho tới món xôi béo ngậy ăn một lại cứ muốn ăn hai.
Làm xôi trám không khó nhưng khá kỳ công, trám hái trên rừng về được tuyển lựa lấy những quả chín mọng, không bị sâu đem om cho mềm (ngâm với nước nóng từ 25-30 độ).
Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lựa lấy phần thịt trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, đến khi xôi có mầu hồng tím là được.
Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lựa lấy phần thịt trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, đến khi xôi có mầu hồng tím là được.
Rau dạ hiến
Là rau mọc dại ở núi đá Cao Bằng, thân giòn, dễ bẻ gãy được chia thành nhiều nhánh bằng đầu đũa. Rau thường mọc vào khoảng tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, tuy là rau mọc dại nhưng không phải ở đâu cũng có. Rau không chỉ ngọt ngon, lạ miệng mà còn có công dụng điều trị thận, mạnh gân cốt. Rau dạ hiến thường được xào giống nhu xào rau muống, xào tái là ngon hơn cả.
Hiện nay, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng cao nên một số bà con dân bản đã đem về trồng, nên khi lên Cao Bằng bạn không quá khó để được thưởng thức món rau đặc biệt này hoặc mua về quê làm quà.
Hiện nay, do nhu cầu của khách du lịch ngày càng tăng cao nên một số bà con dân bản đã đem về trồng, nên khi lên Cao Bằng bạn không quá khó để được thưởng thức món rau đặc biệt này hoặc mua về quê làm quà.
Lợn sữa quay
Ở Cao Bằng thường chọn loại lợn địa phương từ 4kg đến 6 kg để quay. Khi sơ chế xong dùng giấy bản thấm khô mình con lợn, sau đó nhồi lá mác mật cùng các gia vị khác vào bụng con lợn rồi khâu lại, dùng cây tre xuyên từ mõm tới đuôi rồi quay trên bếp than hồng, vừa quay vừa dùng mật ong và các gia vị khác phết lên mình con lợn để cho giòn bì và khỏi nứt. Thịt quay ngon là thịt vừa chín tới, bì vàng rộm, giòn tan, mùi thơm quyến rũ. Nước dùng chấm thịt lợn quay được pha chế theo một công thức rất riêng biệt.
MUA GÌ LÀM QUÀ?
Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh là món đặc sản không thể không thưởng thức khi đến Cao Bằng. Hạt dẻ Trùng Khánh có vị thơm ngon, bùi ngậy, dù luộc, rang, rấy hoặc ninh với chân giò, chân già vẫn giữ được hương vị thơm ngon của nó. Hạt to nâu đều, tròn trịa, mùa chính là vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm là thu hoạch.
Bánh khảo
Bánh khảo là món không thể thiếu trên bàn thở tổ tiên của đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng dịp Tết cổ truyền. Để làm bánh khảo đòi hỏi đôi tay khéo léo, những người làm bánh khảo được xem là nghệ nhân. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp. Gạo sau khi vo, để khô, rồi rang chín, sau đó được xay trong cối đá cho bột mịn. Cho bột vào thúng, hạ thổ qua đêm, để bột bánh ỉu và có độ dai. Bột sẽ đổ vào giấy vương, bánh đặt chéo thành 4 hình tam giác gấp vào, dùng hồ dán lại, vậy là xong.
Bánh khảo có lẽ là một thứ lương khô của người Tày, Nùng ở Cao Bằng. Bánh khảo thường được làm vào dịp Tết. Có thể để lâu không mốc, thiu, nên với phong tục đón Tết trong những ngày xuân dài, thì khi nào nào trong nhà còn bánh khảo, thì chừng đó vẫn còn là Tết.
Lạp xưởng
Tây Bắc nổi tiếng với nhiều món đặc sản độc đáo của các đồng bào dân tộc, một trong số đó có thể kể đến lạp xưởng. Ở mỗi địa phương khác nhau cách làm và hương vị cũng khác nhau. Riêng Lạp xưởng Cao Bằng có vị béo ngậy, không hun khói nhiều nên dễ ăn, màu hồng đẹp.
Bò gác bếp
Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp. Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.
Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất. Thịt được tẩm ướp bằng muối, nước cốt gừng và đặc biệt không thể thiếu rượu trắng. Trước khi ướp, khía vài đường trên miếng thịt cho gia vị ngấm đều. Ướp xong dùng lạt tre tươi xâu thịt thành từng xâu rồi treo trên gác bếp.
Quả mác mật
Mác mật là một thứ gia vị không thể thiếu của nhiều món ăn đặc trưng miền núi, như: Vịt quay, lợn quay… Vào mùa mác mật, các bà nội trợ ai cũng mua mác mật về chế biến các món ăn: cá kho, thịt kho, vịt quay, ninh chân giò, canh thịt băm, măng xào mác mật…
Mùi vị thanh tao của quả mác mật đã khử hết mùi tanh của cá, mùi hoi của vịt, giảm bớt mỡ ngấy của chân giò…, tạo nên những món ăn thơm phức, tinh tế và hấp dẫn.
Mùi vị thanh tao của quả mác mật đã khử hết mùi tanh của cá, mùi hoi của vịt, giảm bớt mỡ ngấy của chân giò…, tạo nên những món ăn thơm phức, tinh tế và hấp dẫn.
Không có nhận xét nào