Bản vẽ thiết kế kiến trúc điều cần biết trước khi xây nhà
Bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở là nền tảng quan trọng để xây nhà kiên cố và thẩm mỹ. Thuật ngữ này khá quen thuộc với mọi người tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về một bộ hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà gồm những gì, tầm quan trọng của thiết kế kiến trúc, đặc biệt là sự khác nhau giữa bảng vẽ thiết kế xin giấy phép và bảng vẽ thiết kế kiến trúc.
Với giá trị của một căn nhà thì việc hiểu biết về những kinh nghiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của căn nhà là điều vô cùng quan trọng. Xây nhà được coi là việc lớn của đời người, nó không chỉ thể hiện sự thành công của chính gia chủ mà còn thể hiện trách nhiệm của gia chủ trong việc xây dựng và bảo vệ gia đình. Kết cấu ngôi nhà chính là điểm mấu chốt làm nên chất lượng cũng như sự bền vững của căn nhà. Và để đảm bảo về mặt kết cấu thì vấn đề quan trọng nhất chính là bản vẽ thiết kế. Vậy bản vẽ thiết kế là gì, hôm nay, Song Phát xin gởi đến các bạn đọc những hiểu biết cơ bản về một bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở để các bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của bản vẽ trong xây dựng.
Bản vẽ thiết kế kiến trúc là gì
Bản vẽ thiết kế nhà ở là một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về toàn bộ ngôi nhà. Là tập hồ sơ diễn giải về hình dáng, kích thước, chi tiết, kết cấu hoàn chỉnh của ngôi nhà. Thông qua bản vẽ mà các kỹ sư, thầu xây dựng biết được quy cách xây nên một ngôi nhà, biết được diện tích, các kích thước, bố trí ra sao,…
Bản vẽ thiết kế kiến trúc nhà ở là một bộ hồ sư từ 80-200 trang A3 gồm 3 phần chính là: phần kiến trúc, phần kết cấu, phần điện và nước.
Phần kiến trúc
Phần này là kiểu dáng của ngôi nhà từ ngoài vào trong, đầu tiên là ảnh phối cảnh mặt ngoài. Ở phần này gia chủ sẽ hình thấy được kiểu dáng, màu sắc phối với nhau như thế nào, vật liệu sử dụng cho từng mảng, …để từ đó gia chủ sẽ hình dung được căn nhà mình sau khi xây dựng sẽ có hình dáng giống như vậy.
Mặt bằng từng tầng: đây là hình ảnh mặt cắt của căn nhà theo từng tầng, thể hiện vị trí kích thước của từng mảng tường, cầu thang đặt ở đâu trong nhà? Bố trí các phòng trong nhà theo từng tầng, diện tích các phòng cũng như hướng giao thông đi từ các phòng với nhau. Sẽ có từng chú thích rõ ràng để cho gia chủ có thể xem và hiểu được liền.
Phần kết cấu
- Mở đầu hồ sơ là các ghi chú chung trong xây dựng như: các lớp thép bảo vệ trong bê tông, móc thép chịu lực, khoảng cách thép chịu lực của dầm, cấu tạo đai cột và dầm,…
- Cấu tạo móng, mặt bằng móng: tùy thuộc vào đất và độ phức tạp của công trình để đưa ra phương án móng phù hợp như móng cọc, móng đơn hay móng bè,…
- Mặt bằng định vị cột và chi tiết cột: thể hiện được vị trí và khoảng cách của các cột với nhau.
- Kết cầu sàn tầng
- Phần thống kê cốt thép.
Nói chung hồ sơ kết cấu sẽ tính toán các vật liệu sắt thép, dầm, cột để đảm bảo cho căn nhà sự vững chắc và an toàn.
Phần điện nước
Phần điện bao gồm: mặt bằng bố trí điện các tầng có điện động lực, chiếu sáng và điều hòa thông gió. Chống sét tầng mái và chi tiết các thiết bị điện như điều hòa, tủ lạnh, internet,…
Phần nước bao gồm: hệ thống cấp thoát nước ở các tầng của các phòng Wc, bếp, phòng giặt phơi,… bố trí các đường ống cấp thoát nước và các công trình dưới ngầm.
Sưu tầm Internet
Không có nhận xét nào